Ẩm thực
Lẩu Cua Đồng
Quanh năm bốn mùa không gì thích hợp hơn món lẩu cua đồng thanh mát thơm dịu với vị chua nhẹ nhàng của giấm bỗng, nước lẩu chế biến từ cua đồng giã tay mang hương vị đồng quê dân dã. Nguyên liệu nhúng lẩu được kỳ công chuẩn bị, phong phú và đa dạng như: sườn sụn, bắp bò, lòng non, cuống họng và các loại rau... rất thích hợp cho những buổi liên hoan, gặp mặt, dã ngoại lên Ba Vì, Sơn Tây.
LẨU CUA ĐỒNG
Đậm đà, lạ miệng mà bổ dưỡng đây chính là sự miêu tả hết sức sinh động về món lẩu cua đồng lừng danh tại Hà Nội. Đúng như tên gọi của nó, đây là món lẩu với thành phần nguyên liệu chủ đạo là cua đồng. Cua đồng là loại thực phẩm rất giàu canxi, giàu đạm, chất béo và sắt làm cho những món ăn chế biến từ cua đồng rất ngon và lạ miệng. Đặc biệt với những ai đã từng mê mẩn bởi sự hấp dẫn của các món ăn được chế biến từ cua đồng như bún riêu cua, cua rang khế, gạch cua xào… thì có lẽ sẽ khó bỏ qua được sự “mê hoặc khó cưỡng” của món lẩu cua đồng. Lẩu cua đồng có vị ngọt đậm đà của cua đồng, béo bùi của riêu cua màu mỡ và mùi “thơm nức” của gạch cua kết hợp với vị chua nhẹ, thanh tao của giấm bỗng và màu đỏ tươi của cà chua.
Lẩu cua đồng ăn được quanh năm nhưng thời gian thích hợp nhất là vào cuối hè, đầu mùa thu trời bắt đầu se lạnh và cả mùa đông ở miền Bắc, đây là thời điểm cua ngon béo nhất, được ngồi quây quần bên gia đình, cùng thưởng thức vị ngọt thanh mát của lẩu cua đồng thì còn gì tuyệt bằng. Cua đồng thơm, thịt dai và có vị ngọt tự nhiên, được chế biến công phu dưới bàn tay khéo léo của các đầu bếp tài ba tại Nhà hàng hoặc các bà vợ ở nhà đã tạo nên một nồi nước dùng hấp dẫn. Cả nhà sum họp cùng xì xụp bên nồi lẩu bốc hơi nghi ngút. Thời gian dường như ngừng lại, các thực khách chìm trong sự mê mẩn, cùng nhau tận hưởng trọn vẹn cuộc sống ẩm thực!
Đã nói đến lẩu cua đồng thì không thể không kể đến đồ nhúng đi kèm và rau sống vô cùng phong phú. Quý khách có thể dùng bắp bò hay hải sản nhúng lẩu. Vị ngọt của cua ngấm vào từng thớ thịt tạo nên dư vị ngọt ngào trên đầu lưỡi, đặc biệt với hải sản ta còn cảm nhận được vị ngon ngọt đặc trưng của từng loại hải sản. Ngoài ra ta còn có thể dùng lòng non của lợn, thịt bò, đậu phụ, trứng vịt lộn, nấm, rau chuối, tía tô, lá lốt, rau mùng tơi, rau cải, cần nước, khế chua…để nhúng lẩu. Nhìn những cọng rau muống chẻ xanh mướt, hoa chuối thái mỏng, đậu phụ rán vàng óng thật là thích mắt. Nhìn thật là ngon, ăn không biết ngán.
Ngoài thưởng thức Lẩu Cua Đồng ở nhà hàng Quý khách cũng có thể tự tay chế biến lẩu cua đồng tại nhà để phục vụ gia đình vào dịp cuối tuần, vừa có bữa ăn ngon và bổ dưỡng theo hướng dẫn cách nấu lẩu cua đồng dưới đây:
Cách nấu lẩu cua đồng ngon cực Hấp Dẫn
Lẩu cua đồng được nhiều người ưa thích vì vị chua thanh mát lại vẫn đậm đà, rất thích hợp cho những ngày trời se lạnh. Với cách làm lẩu cua đồng như thế này, cả nhà sẽ có một bữa ăn đầy hấp dẫn và thú vị.
Nguyên liệu làm lẩu cua đồng: (cho 5-6 người ăn)
Nguyên liệu làm lẩu cua đồng: (cho 5-6 người ăn)
- Cua đồng: 700 gram
- Xương ống: 500 gram
- Bắp bò: 500 gram
- Đậu phụ: 4 bìa
- Cà chua: 4 quả to
- Sấu xanh: 5 - 6 quả
- Dấm bỗng: 1/2 bát con
- Gừng: 2 củ to
- Hành khô: 10 củ
- Rau nhúng lẩu: Rau xà lách hoặc rau diếp, tía tô, kinh giới, hoa chuối, lá lốt, muồn tơi, rau muống ... (Có thể thay thế bằng các loại rau ưa thích)
- Dầu ăn, gia vị...
Thực hiện nồi lẩu cua đồng:
Bước 1: Ninh nước dùng xương
Bước 1: Ninh nước dùng xương
- Trước tiên, đặt vỉ nướng lên bếp ga, để lửa ở mức vừa phải, nướng xém vỏ một nhánh gừng nhỏ và 3 - 4 củ hành khô. Nướng xong, dùng dao bóc vỏ, rửa sạch. Đập dập gừng và hành để riêng.
- Xương ống rửa sạch, chần qua nước vừa đun sôi, vớt ra rửa lại một lần nữa. Cho xương, gừng và hành khô đã đập dập phía trên vào nồi, thêm 2 - 3 thìa canh gia vị cùng với 1 - 1.5 lít nước.
- Nếu dùng nồi áp suất, các bạn chỉ ninh khoảng 25 - 30 phút là được. Nếu ninh trên bếp ga bình thường, lưu ý không để sôi quá mạnh sẽ làm nước dùng không được trong.
Bước 2: Lọc cua
- Cua đồng mua về đổ vào trong nồi nhỏ, xóc đều với muối hạt cho cua nhả hết bẩn. Rửa nhiều lần với nước. Tách bỏ phần mai, gạt gạch cua vào bát nhỏ. Phần thịt cua cho vào cối giã nhuyễn.
- Nếu không muốn lích kích, các bạn có thể mua cua giã sẵn ngoài chợ.
- Hòa cua xay với khoảng 1 - 1.5 lít nước sạch để lấy nước. Nên bóp nhuyễn cua xay khoảng 5 - 10 phút để phần nước được đặc.
- Tiếp theo, lọc lấy nước trong qua một chiếc rây nhỏ.
Bước 3: Rán đậu
- Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn, để thật ráo nước. Không nên rán đậu ngay sau khi mua về hoặc mới rửa vì đậu còn nhiều nước và khó rán giòn.
- Cho đậu phụ vào chảo dầu nóng già. Rán đều tay trên lửa to để đậu vàng đều và giòn nhưng vẫn giữ được độ mềm, béo bên trong.
Bước 4: Ướp thịt bò.
- Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc thái con chì tùy thích. Nêm khoảng 1 thìa canh gia vị, trộn đều. Chỉ nên ướp thịt bò trước khi ăn 20 phút để thịt không bị thâm.
Bước 5: Chuẩn bị rau nhúng lẩu.
- Rau xà lách và các loại rau thơm khác mua về nhặt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ vừa ăn.
- Mọi người thường thích ăn lẩu cua với rau sống, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng lẩu cua với một số loại rau mùa lạnh khác rất ngon như rau cải chíp, rau cải xoong, nấm...
Bước 6: Chế nước lẩu.
- Cà chua rửa sạch, bổ cau, không nên thái cà chua quá mỏng. Sấu xanh rửa sạch, nạo vỏ. Hành khô đập dập hoặc thái mỏng tùy thích. Tùy theo sở thích bạn có thể tăng số lượng hành khô. Càng nhiều hành khô phi thơm thì nước lẩu càng thơm.
- Đặt nồi lẩu lên bếp ga, đổ nước dùng xương đã ninh đầy 1/2 nồi. Tiếp theo, đổ bát nước cua xay đã lọc vào đầy nồi. Cho cà chua, sấu, dấm bỗng và gia vị, đun nhỏ lửa.
- Ở bước này cần đun nhỏ lửa để gạch cua đóng bánh. Nếu vội vàng đun trên lửa to thì gạch cua sẽ tan vào nước, khi ăn không cảm nhận được rõ rệt mùi vị của gạch cua.
- Trong thời gian chờ nước lẩu sôi, cho dầu ăn vào chảo nhỏ, chờ nóng già thì thả hành khô vào phi vàng.
- Khi hành khô lên màu vàng, tắt lửa, nhanh tay đổ bát gạch cua vào, dùng đũa khuấy nhẹ.
- Đổ phần gạch cua vừa phi thơm bên trên vào nồi nước dùng vừa sôi lăn tăn. Lúc này, bạn cũng có thể vớt gạch cua ra một bát, lúc nào ăn thì thả lại vào nồi.
Khi ăn lẩu cua đồng cần chuẩn bị sẵn các các loại rau nhúng, rau thơm, lá lốt, đặc biệt là lá tía tô sẽ làm cho nồi nước lẩu thơm ngon hơn. Hơn nữa tía tô và gừng sẽ giúp giảm bớt tính hàn của cua đồng. Khi ăn không nên nhúng bánh đa đỏ vào nồi nước lẩu mà phải trần qua nước nóng cho vào bát rồi chan nước lẩu cua lên kèm rau nhúng, rau gia vị, vài miếng chả. Ăn như vậy, đến cuối nồi nước lẩu vẫn còn nguyên vị thơm ngon mà không bị mùi của bánh đa hay bún làm át đi.
Bây giờ nồi lẩu cua đồng thơm ngon đã sẵn sàng để gia đình bạn thưởng thức. Cùng thử trải nghiệm món lẩu cua đồng lừng danh hấp dẫn, thanh mát vị chua của dấm bống và sấu tươi, nước dùng ngọt, đậm đà tại nhà một lần để nhớ mãi dư vị ngọt ngào.
Bây giờ nồi lẩu cua đồng thơm ngon đã sẵn sàng để gia đình bạn thưởng thức. Cùng thử trải nghiệm món lẩu cua đồng lừng danh hấp dẫn, thanh mát vị chua của dấm bống và sấu tươi, nước dùng ngọt, đậm đà tại nhà một lần để nhớ mãi dư vị ngọt ngào.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món lẩu cua đồng này nhé!
Một số hình ảnh
Các bài khác
- Canh sườn chua
- Canh mọc nấu củ quả
- Canh bóng thả
- Canh cải xoong thịt xay
- Canh chua cá nheo
- Canh móng giò hầm đu đủ
- Canh ngao rau cải
- Canh ngao nấu dứa
- Ghẹ nấu canh chua dọc mùng
- Canh cá chuối xanh nấu mẻ
- Canh ngao nấu chua
- Canh tôm rau dền
- Canh bí đỏ nấu mọc
- Cách nấu canh chua cá lóc
- Canh bầu nấu tôm
- Canh hến nấu khế
- Canh cua mướp rau mồng tơi
- Canh xương khoai tây cà rốt
- Đầu cá hồi nấu canh chua
- Canh ngao rau cần
Điểm đến Ba Vì
Ba Vì ngày nay
Tour du lịch quanh Hà Nội