Kỹ thuật trồng cây
Kỹ thuật trồng cây Thu Hải Đường
Kỹ thuật trồng cây, chăm sóc Thu Hải Đường, một loại hoa đẹp, rực rỡ vốn rất dễ dàng, cần chú ý một chút đến ánh sáng và độ ẩm, đồng thời tác động một và mẹo nhỏ để cây ra hoa đúng dịp.
Thu Hải Đường là cây thân thảo sống cạn hay cây bụi nhỏ, chiều cao thân từ 30-40cm. Đa phần Thu Hải Đường là cây thân rễ hay thân củ. Thân cây mọng nước, hoa của chúng thường to, dạng đơn hoặc kép. Hoa có nhiều cánh, có loại trông như hoa Hồng, Sơn trà, Cẩm chướng… màu hoa và cánh hoa rất đa dạng, sặc sỡ nhiều màu, từ màu trắng, hồng, đỏ tươi đến vàng nhạt, vàng nghệ…
Cánh hoa mỏng manh tinh khiết, mịn màng như làn da thiếu nữ, cây treo buông rũ dịu dàng mềm mại, rực rỡ… Chúng là loại thực vật với các hoa đực và hoa cái mọc tách rời nhau trên cùng một cây, hoa đực chứa nhiều nhị hoa, còn hoa cái có bầu nhụy ở dưới lớn và từ 2-4 núm nhụy vặn xoắn hay phân nhánh. Thời điểm Thu Hải Đường ra hoa là giữa tháng 6 đến tháng 7. Hoa Thu Hải Đường nở càng lâu hoa càng đẹp, giống như những chùm lồng đèn.
Điều kiện ánh sáng:
Hoa Thu Hải Đường là loại cây trong nhà ưa bóng râm, không thích hợp với những ánh nắng mặt trời vì khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào lá sẽ bị cháy. Mùa đông ánh nắng dịu chúng ta có thể đặt ở nơi có ánh nắng cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng nếu che quá kín, quá tối cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ. Nên đặt trong nhà ở những nơi ánh sáng vừa đủ không đặt ra giữa sân tránh cây bị chết.
Điều kiện Nhiệt độ:
Hoa thu hải đường không chịu được lạnh kéo dài, không chịu được nóng thích hợp phát triển nhất là ở Đà Lạt khí hậu mát mẻ quanh năm nhiệt độ khoảng 25 độ C. Điều kiện miền bắc mùa đông cũng khá phù hợp để trồng hạt giống hoa Thu Hải Đường nếu biết cách chăm sóc cho cây.
Trồng Thu Hải Đường trong nhà
Lựa chọn một cây Thu Hải Đường khỏe mạnh từ cửa hàng cây cảnh. Lưu ý cây được chọn phải cao khoảng 15-22,5 cm, màu sắc hoa tươi sáng, cây không bị bệnh tật (không có hiện tượng sâu rầy, lá có những đốm héo úa)
- Trộn hổn hợp đất trồng với thành phần: đất nặng (đất có tính axit cao), phân bón, rêu than bùn, cát sỏi với tỉ lệ 2:1:1:1. Độ pH cần duy trì ở mức 5.5-6.5. Đất trồng phải đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, giử ẩm tốt.. Trồng thu hải đường trong chậu hoặc giỏ treo phải có lỗ phía dưới.
- Đặt cây trong nhà, nơi có nhiều ánh sáng nhưng không phải ánh sáng trực tiếp. Tránh trồng cây ở các cửa sổ phía nam từ tháng 2 đến tháng 9.
- Nhiệt độ phòng là lý tưởng với cây, nên duy trì nhiệt độ ở khoảng 20-25ºC.
- Tưới nước cho thu hải đường cần phải lưu ý:
+ Vào mùa thu, mùa đông: ánh sáng thấp, nhiệt độ mát mẻ (hoặc lạnh) hãy giữ cho chậu đất khô nhẹ, tưới ít nước cho cây.
+ Vào mùa xuân, màu hạ: ánh nắng tươi sáng, thời tiết nóng ẩm, tưới nhiều nước cho cây nhưng không để sũng nước, điều này kích thích Thu Hải Đường ra nhiều hoa, phát triễn chòi non.
+ Nước tưới cho cây phải có nhiệt độ bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh.
+ Có thể sử dụng nước cất hoặc nước mưa, tránh sử dụng nước sinh hoạt (trong nước sinh hoạt có chứa chất diệt khuẩn clo, flo, các chất này đọng lại trên lá sau khi tưới sẽ làm lá bị bệnh thối héo)
+ Kiểm soát lượng nước tưới, tưới nước vừa phải, sau 15 phút, nước phải rút hết, nếu không, phải kiểm tra lại sự thoát nước cửa chậu, khai thông các lỗ dưới đáy chậu.
- Nên phun sương cho cây thường xuyên để giữ ẩm điều này tránh được hiện tượng rụng lá ở thu hải đường. Hai lần một tuần, pha thêm phân bón dưới dạng hòa tan phun bổ sung cho cây (chờ đợi ba tháng để thực hiện điều này nếu hổn hợp ban đầu có chứa phân bón).
- Thường xuyên cắt tỉa lá già, hoa héo, cành gãy, giúp cây tập trung năng lượng cho ra những bông hoa rực rở. Điều này cũng giúp cây phòng trừ nhiều bệnh do nấm mốc vi khuẩn gây ra. Trồng Thu Hải Đường ngoài trời- Tất cả các loài Thu Hải Đường đều ưa bóng râm, khi trồng cây phải có giàn che. Trồng cây ở nơi mà cây có thể nhận được ánh sáng lúc sáng sớm hoặc chiều muộn thì tốt nhất. Hoặc có thể trồng cây ở nơi có lốm đốm ánh sáng mặt trời suốt cả ngày.
- Tránh trồng cây trong chậu đặt trên các bề mặt nóng như bê tông.
- Phun sương thường xuyên, tạo nên không khí nóng ẩm giúp cây phát triễn tốt.
- Bón phân 3 tháng 1 lần cho cây, bón bổ sung dung dịch dinh dưỡng hàng tuần khi cây ra hoa.
- Tưới nước cho cây mỗi ngày một lần, kiểm tra sự thoát nước của chậu, tránh ngập úng gây chết cây.
- Cắt bỏ hoa chết, lá già thường xuyên, khi cây phát triễn vượt quá 70 cm, cần cắt ngắn thân cây giúp cây phát triễn tốt hơn, ra nhiều hoa hơn.Có nhiều loại Thu Hải Đường khác nhau, độ chịu nắng cũng có chút khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là ưa nơi mát mẻ, nắng nhẹ nhàng, đất trồng ẩm, thoáng. Khi lá cây có những chỗ thâm là biểu hiện của bị úng, cần giảm lượng nước tưới.
Chăm sóc
- Thu Hải Đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.
- Các sâu, bệnh thường gặp: Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này.
- Cách phòng trừ: Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Trích nguồn Intenert
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.
Các bài khác
- Cách chăm sóc để cây hoa giấy ra hoa đúng dịp tết 2022
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng Sếu
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hoa Hồng
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Hấu Tí Hon
- Kỹ thuật trồng cây mướp Hương
- Kỹ thuật trồng cây Bí Ngồi Xanh
- Kỹ thuật trồng cây Bí Đao xanh
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Lê Kim Cô Nương
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Lưới
- Kỹ thuật trồng cây Ngọc Lan
- Kỹ thuật trồng cây Lan Ý
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cẩm Tú Cầu
- Kỹ thuật trồng cây Cau Lùn
- Kỹ thuật trồng Hoa Pansy
- Kỹ thuật trồng cây Hoa Dơn
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Susi
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Trắng
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Sao Băng
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Huân Chương
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc
Điểm đến Ba Vì
Ba Vì ngày nay
Tour du lịch quanh Hà Nội