Kỹ thuật trồng cây
Kỹ thuật trồng cây Kim Ngân
Cây Kim Ngân còn được gọi là cây tiền, cây may mắn hay là cây tài lộc. Ý nghĩa của cây Kim Ngân là một trong những loài cây được tin rằng sẽ mang lại sự may mắn, thịnh vượng và giàu có cho gia chủ. Do đó, cây Kim Ngân thường được dùng làm quà tặng, dùng để làm cây cảnh trang trí nội thất phòng khách, bàn làm việc, văn phòng công ty, khách sạn... Tùy theo sự sáng tạo của bạn. Thứ nhất, đối với chất đất. Loại đất tốt nhất là loại đất phù xa không pha cát, tơi xốp trộn đều với sơ dừa, mùn trấu hoặc mùn cưa, dạ lúa, tất cả đã được ủ lâu ngày. Đây là loại đất tốt giúp cây phát triển mạnh mẽ và sống lâu bền. Hiện tại Vườn cây cảnh Gia Huy đã chủ động được nguồn đất này cho quý khách hàng khi mua bất cứ loại cây nào. Thứ 2, về nhiệt độ ánh sáng. Cây Kim Ngân thích hợp với khí hậu nóng ẩm, không khắt khe về ánh nắng, nhưng không nên để cây dưới ánh nắng quá gắt. Tuy cây Kim Ngân sống được ở nhiệt độ từ 4°C đến 40°C nhưng nên duy nhiệt độ ở mức 180C – 260C vì chỉ phát triển mạnh trong khoảng này.
1, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Kim Ngân:
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Đây là loài cây ưa sáng nhưng vẫn sinh trưởng tốt ở nơi bán bóng hoặc trong nhà, thậm chí nếu đặt cây kim ngân ở dưới ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, cây kim ngân có thể đặt ở bất cứ đâu theo mong muốn của người chơi cây như: ngoài trời, trong phòng, trước sảnh làm cây nội thất. Tuy nhiên, để cây kim ngân tồn tại lâu, người chơi nên đưa cây ra ngoài trời và đặt dưới tán cây lớn với chu kỳ 10 ngày/lần, như vậy cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn. Là loài cây có thể chịu nóng và hạn tương đối nên lượng nước mà cây kim ngân cần cũng ít hơn các loài cây khác. Người chăm sóc cây chỉ cần tưới 1-2 lần/tuần tùy theo cây ngoại thất hay cây nội thất.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Kim Ngân:
Chú ý: Bạn nên mang cây ra ngoài để dưỡng rồi mới bón phân Dùng kết hợp Dinamic và NPK 20-20-15 bón xen kẽ nhau. Nếu để trong nhà nên bón NPK, còn mang ra ngoài nên bón Dinamic, vì phân Dinamic thường có mùi hôi khó chịu. Mỗi lần bón không quá 10g và tưới nước đẩm ngay sau đó, chu kỳ 20 đến 30 ngày/lần
2, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Kim Ngân:
Khi Kim ngân để trong nhà, lá bị mỏng dần ra, lượng diệp lục tại bề mặt lá hình thành kém, do vậy lá không hấp thụ dinh dưỡng theo nhu cầu của cây. Mặt khác khi đưa cây ra ngoài nhà, cây bắt dầu hồi phục, tuy nhiên do lá bị tổn thương nên cây không thể hấp thụ dinh dưỡng và thực hiện quá trình trao đổi chất từ lá như bình thường được. Trong lúc đó, quá trình lấy chất dinh dưỡng từ rễ vẫn xẫy ra. Mặt khác, lượng nước tưới không phù hợp cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng thối thân thối rễ. Để phòng ngừa bệnh này, người ta cho cây từ trong nhà ra để nơi thoáng, mát có bóng che. Cứ mỗi tuần cho cây ra tiếp xúc với ánh nắng 1 giờ đến 2 giờ, thời điểm tốt nhất là vào lúc 7 giờ tới 9 giờ sáng, mỗi tuần một lần để lá cây hồi phục diệp lục. Bên cạnh đó phải có chế độ tưới nước phù hợp, không nên tưới nước quá nhiều, Mỗi tuần chỉ tưới nước một lần đảm bảo độ ẩm cho cây. Khi cây đã bị thối phải loại bỏ phần bị thối ra, tránh trường hợp lây lan, nếu cây bị thối gốc thì phải tiến hành loại bỏ gốc ra khỏi chậu và thay lại đất cho cây. Nếu cây bị thối phần thân cây thì cắt bỏ phần bị thối sau đó dùng Vaselin kết hợp với Ridomil bôi lên vết cắt để cho cây nhanh liền da và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, cây để trong nhà lâu ngày cũng thường bị Rệp sáp và Rầy nâu tấn công. Khi phát hiện loại này ta đưa cây ra chỗ râm mát để xịt thuốc. Dùng thuốc Diazan, Krate để xịt cho cây. Sau khi xịt thuốc, ta để cây bên ngoài từ 5 đến 7 ngày thì cho cây vào lại trong nhà.
Trích nguồn Intenert
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.
Các bài khác
- Cách chăm sóc để cây hoa giấy ra hoa đúng dịp tết 2022
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng Sếu
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hoa Hồng
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Hấu Tí Hon
- Kỹ thuật trồng cây mướp Hương
- Kỹ thuật trồng cây Bí Ngồi Xanh
- Kỹ thuật trồng cây Bí Đao xanh
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Lê Kim Cô Nương
- Kỹ thuật trồng cây Dưa Lưới
- Kỹ thuật trồng cây Ngọc Lan
- Kỹ thuật trồng cây Lan Ý
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cẩm Tú Cầu
- Kỹ thuật trồng cây Cau Lùn
- Kỹ thuật trồng Hoa Pansy
- Kỹ thuật trồng cây Hoa Dơn
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Susi
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Trắng
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Sao Băng
- Kỹ thuật trồng cây hoa Cúc Huân Chương
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc
Điểm đến Ba Vì
Ba Vì ngày nay
Tour du lịch quanh Hà Nội